Trong khi chiến dịch truy xuất nguồn gốc thịt heo tại Tp Hồ Chí Minh vẫn đang được triển khairầm rộ thì gần đây, một sự việc đau lòng về vấn đề an toàn thực phẩm trong quá trình chăn nuôi, giết mổ thịt heo lại tiếp thục diễn ra khiến ai nấy cũng đều bàng hoàng, lo sợ.
Hơn 5000 con heo bị phát hiện tiêm thuốc an thần trước khi đưa vào giết mổ, và đáng lo ngại hơn là trong số đó có đến gần 4000 con heo đang được đeo vòng truy xuất nguồn gốc. Vậy thì một câu hỏi cần đặt ra là: chiến dịch truy xuất nguồn gốc thịt heo có thực sự mang lại hiệu quả. Hay đây chỉ là lá chắn để các cơ sở kinh doanh giết mổ thực hiện các thủ tục công bố chất lượng che mắt cơ quan chức năng và người tiêu dùng
Nhận được trình báo từ người dân tại ấp chợ xã Tân Thới Chung, huyện Củ Chi, tp Hồ Chí Minh, các đoàn kiểm tra liên ngành lập tức đã phối hợp theo dõi, điều tra cơ sở giết mổ Xuyên Á – một cơ sở giết mổ có quy mô lớn nhất, nhì tại tp Hồ Chí Minh. Sau hơn 1 tháng phối hợp điều tra trinh sát, vào rạng sáng ngày 29/9, đoàn công tác liên ngành tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ này và phát hiện ra có tổng cộng 5.021 con heo đang chờ giết mổ.
Kinh ngạc hơn là đoàn đã bắt quả tang nhiều công nhân đang thực hiện hành vi tiêm thuốc an thần cho những con heo trước giờ giết mổ. Ngay lập tức, đoàn công tác đã lấy mẫu trong những chai truyền nước này cùng 150 mẫu nước tiểu của những con heo trong diện nghi vấn mang đi kiểm tra. Kết quả là có đến 3/4 số mẫu thử của thương lái dương tính với hoạt chất của thuốc an thần. Nếu không có đợt kiểm tra đột xuất này thì hơn 5000 con lợn này sẽ được mang đi các chợ và tất nhiên người tiêu dùng sẽ là những người gánh chịu hậu quả đầu tiên.
Trong thuốc an thần có tồn tại một hoạt chất tên là Acepromazine, hoạt chất này khi được tiêm vào cơ thể gia súc, gia cầm sẽ khiến chúng ngủ li bì, tích nước, không đi tiểu vì vậy mà sẽ không gây mất trọng lượng. Ngoài ra thuốc an thần còn làm cho màu sắc thịt đẹp, bắt mắt, nó kích thích thần kinh khiến con vật không còn thấy cảm giác đau đớn, không giãy giụa, vì vậy các thương lái càng dễ dàng thực hiện hành vi bơm nước vào con vật. Và nếu người tiêu dùng ăn phải thịt của những loại gia súc, gia cầm này sẽ dẫn đến một số nguy hại cho sức khỏe như rồi loạn tiêu hoá, tổn hại thận, tê liệt thần kinh gây đãng trí, run chân tay…
Đau lòng hơn là trong số 5000 con heo bị tiêm thuốc an thần kia có đến gần 4000 con vẫn đang được gắn vòng truy xuất nguồn gốc, chúng được nhập về cơ sở giết mổ Xuyên Á và đa số đều bị phát hiện có tiêm thuốc an thần. Đây chính là bằng chứng cho thấy không phải heo đã được truy xuất nguồn gốc là sẽ hoàn toàn đảm bảo.
Mặc dù truy xuất nguồn gốc thịt heo là một kế hoạch lớn của thành phố Hồ Chí Minh góp phần vào việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, thế nhưng qua sự việc lần này, liệu người dân còn an tâm, tin tưởng. Nó có thực sự mang lại hiệu quả hay chỉ là cơ hội để những cơ sở giết mổ như Xuyên Á đánh lừa cơ quan chức năng và người tiêu dùng trong quá trình công bố chất lượng thực phẩm.
Sau sự việc đáng buồn này thì rất nhiều câu hỏi được đặt ra là vai trò của các cơ quan chức năng ở đâu, khi để xảy ra tình trạng thịt heo bị tiêm thuốc an thần nhiều như vậy, ngay cả với những con heo đã được truy xuất nguồn gốc. Và cái cơ sở Xuyên Á lớn nhất nhì tp Hồ Chí Minh này đã bắt đầu bơm thuốc an thần vào heo từ khi nào ? Đã có bao nhiêu trăm ngàn con heo như vậy ra thị trường và đến tay người tiêu dùng ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét