Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Quản lý an toàn thực phẩm ra sao cho hiệu quả?

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp, tuy nhiên để hoàn thành hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm lại đang là vấn đề gây nhiều khó khăn, phức tạp, không phù hợp với quốc tế. Hơn nữa, cũng chỉ mang tính chất hình thức và không có nhiều tác động trong việc cải thiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chia sẻ của anh Hưng – một chủ cơ sở kinh doanh tại Hà Nội: “để làm thủ tục cấp giấy công bố chất lượng thực phẩm chức năng (https://luatviettin.vn/cong-bo-thuc-pham-chuc-nang.html) chúng tôi đã phải mất từ 3 đến 5 tháng để hoàn thiện và rất nhiều vấn đề bất cập đi kèm. Bên cạnh đó, khi sản xuất ra được dòng sản phẩm mới, lại có rất nhiều giấy phép công bố cần hoàn thiện, có khi lên cả chục giấy phép.”
Theo đại diện của một doanh nghiệp sản xuất nước ngoài: công bố phù hợp an toàn thực phẩm hiện không thể cho rằng là biện pháp hữu hiệu để giúp đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, bởi việc làm này chỉ dựa trên các giấy tờ và thủ tục hành chính. Hơn nữa, doanh nghiệp còn mất tới gần nửa năm mới có, thậm chí chỉ cần sai quy trình một chút thì lại phải thực lại từ đầu.
Đối với một cơ sở sản xuất Bánh kẹo Chocolate, đại diện đơn vị này cho hay: “Chúng tôi sản xuất kẹo chocolate bao gồm 10 nguyên liệu thì phải xin giấy phép và công bố an toàn thực phẩm cho từng đó nguyên liệu, khi muốn thay đổi thành phần nguyên liệu thì vẫn phải làm lại thủ tục, điều này gây mất thời gian và tốn kém cho doanh nghiệp vô cùng, từ đó dẫn đến hậu quả giá thành tăng, làm giảm năng lực cạnh tranh với các nhà sản xuất khác, đặc biệt là hàng ngoại nhập”.
Các quốc gia trên thế giới đều đẩy mạnh vào hoạt động hậu kiểm tức là kiểm tra nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất thay vì kiểm tra trên giấy. Còn đối với Việt Nam thì tất cả chi phí lại đội lên đầu doanh nghiệp khiến cho sức cạnh tranh bị giảm mạnh còn người tiêu dùng lại bị gánh chi phí.
Khi sản phẩm hàng hóa hiện nay ngày càng tăng mạnh, việc chế biến, sản xuất phức tạp hơn thì Việt Nam cần có một tiêu chuẩn, chuẩn mực mới để đánh giá chất lượng của hàng hóa, cách tốt nhất là học tập và tiếp cận cách làm của một số nước trong khu vực như: Singapore, Thái Lan, Indonesia…
Việc kiểm soát chất lượng qua giấy như thế này đã quá xưa rồi, bởi nó không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo chất lượng an toàn cho người tiêu dùng. Vì vậy chúng ta phải thay đổi toàn diện, đưa ra được giải pháp quản lý tổng thể, có hệ thống, giống các nước khác họ kiểm soát rất tốt đầu vào tại các chợ đầu mối.

Nếu cứ tiếp tục duy trì tình trạng như hiện nay sẽ không thể quản lý hết, không có hiệu quả và tốn kém, doanh nghiệp nếu không tự làm thủ tục chỉ còn nước nhờ đến các dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để rút ngắn thời gian và giảm bớt những hạn chế mà thủ tục hành chính mang lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét