Bạn đã bao giờ ninh một nồi xương tại nhà chỉ với 10 – 20 phút ? Tất nhiên, chẳng bà nội trợ nào có thể tự tin làm được điều này. Thế nhưng tại các cửa hàng bún, phở hay những quán chè thì họ vẫn làm ầm ầm bởi vì kinh doanh là phải càng đơn giản, càng nhanh, càng tiết kiệm chi phí mới càng cho lợi nhuận cao. Chính vì vậy là họ đã sử dụng cái công nghệ thần tốc đó là sử dụng bột ninh nhừ để chế biến những nồi nước hầm xương ngon ngọt phục vụ người tiêu dùng, nhưng cũng chính từ đây mà hàng loạt vấn đề an toàn thực phẩm được đề cập đến xung quanh những nồi nước hầm xương này. Vậy câu hỏi được đặt ra là bột ninh nhừ này thành phần là gì ? có nguồn gốc, xuất xứ từ đâu và nó có an toàn với người sử dụng ?
Tại các chợ lớn ở Hà Nội, đặc biệt những quầy bán ngành hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng thì không quá khó khăn để mua được loại bột thần tốc này. Tuy nhiên đây là một mặt hàng khá rẻ lại bị cấm bán, nên không phải ai hỏi mua cũng được, cần khéo léo làm quen tiếp cận thì chủ cửa hàng mới hé lộ. Một túi bột ninh nhừ này được bán với giá chỉ 35.000Đ một cân, nếu mua nhiều giá sẽ còn rẻ hơn. Chúng được đựng trong túi kính trắng và hoàn toàn không có tem, nhãn, thành phần, nguồn gốc...Có một số loại cao cấp hơn thì được chứa trong lọ nhỏ giá 10.000đ – 15.000đ. Khi đã mua được hàng, chủ cửa hàng hướng dẫn nhiệt tình về cách dùng và liều lương dùng. Để ninh khoảng 5 kg xương bò, chỉ cần cho vào 1 -2 thìa canh, khi sôi vớt hết bọt và đợi tầm 20 phút là nước xương sẽ trong veo đồng thời sẽ nhừ hết như khi đã được hầm khoảng 4 – 5 tiếng. Còn với các loại đậu đỗ thì thời gian nhanh hơn, chỉ từ 7 – 10 phút là đỗ sẽ nhừ . Khi được hỏi về nguồn gốc của những loại bột này, chủ cửa hàng không ngại ngần gì khi trả lời là họ nhập từ Trung Quốc và nó chỉ có tác dụng làm cho nước xương trong, khiến xương nhanh nhừ chứ không hề gây hại.
Các chuyên gia nói gì về bột ninh nhừ ?
Theo ông Nguyễn Duy Thịnh, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa chia sẻ thì bột hầm nhừ này có thành phần chính là bột Soda ( công thức hóa học là NaHCO3). Ở nhiệt độ cao, chất này tạo ra môi trường Kiềm, đây chính là nguyên nhân khiến Protein bị phân hủy nhanh hơn, làm cho xương nhanh nhừ. Ông Thịnh cho biết thêm, Soda không phải là chất cấm, được phép dùng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên phải là những loại soda nguyên chất, có nhãn mác, nguồn gốc, hướng dẫn và hạn sử dụng rõ ràng. Còn những loại bột ninh nhừ rẻ tiền, bán tràn lan trên thị trường rất có khả năng đã bị pha trộn cùng tạp chất. Nếu dùng quá liều lượng , thực phẩm sẽ có mùi nồng, ăn vào sẽ gây đầy bụng, chậm tiêu, sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến chán ăn, gây suy giảm sức khỏe.
Theo khuyến cáo của TS Trịnh Lê Hùng, giảng viên trường Đại học Khoa học tự nhiên dù chưa có nghiên cứu và chứng minh nào chỉ ra được độc tố của Soda và nó vẫn được phép sử dụng nhưng con người cũng không nên quá lạm dụng nó. Soda dù sao cũng bắt nguồn là một loại hóa chất, nó không những tạo ra một trường kiềm mà còn là một chất tẩy rửa vì vậy không nên sử dụng thì vẫn tốt hơn. Với những chủ cửa hàng, cần sử dụng Soda – bột ninh nhừ xương với một liều lượng hợp lý, không quá lạm dụng, đồng thời cần tìm mua những loại có tem mác, nguồn gốc xuất sứ và nhất là không lẫn tạp chất và rõ ràng trong cách sử dụng, liều lượng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét