Hàng này, hệ thống chợ đầu mối tại Hà Nội là nơi cung cấp thực phẩm cho hàng triệu người dân, nhưng việc kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, cơ sở có đủ đăng ký lưu hành thực phẩm, an toàn thực phẩm chỉ trông chờ vào “lương tâm” của người bán hàng.
Hầu hết các chợ đều bán thực phẩm không rõ nguồn gốc
Một trong những chợ đầu mối tiêu biểu tại quận Cầu Giấy – Dịch Vọng Hậu đang là nơi cung cấp số lượng lớn thực phẩm giá rẻ cho nhiều hộ dân, quán ăn, nhà hàng quanh khu vực. Hỏi một tiểu thương tại chợ, chị Nga cho biết: “Đa phần nguồn gốc thực phẩm được chúng tôi nhập từ các huyện ngoại thành Hà Nội rồi mang đến đây bán. Chủ yếu là thu mua từ các hộ nông dân vì giá rẻ, việc mua bán cũng rất đơn giản”.
Còn với chị Lan Anh – người tiêu dùng cho hay: “Nhiều mặt hàng tại đây tôi cũng chỉ mua theo cảm quan, vì nếu không mua ở đây thì tôi cũng chẳng có chỗ nào bán với giá hợp lý như vậy. Hơn nữa, tôi cũng tin chắc rằng rau củ, thực phẩm các tiểu thương đều mang từ quê ra nên cũng có phần an tâm”.
Say khi được hỏi về nguyên nhân tại sao vẫn chọn lựa chợ dân sinh thì hầu hết các bà nội trợ đều bày tỏ quan điểm đó là: không có thời gian đi những cửa hàng ở xa, hàng ở chợ lại rất rẻ nên thường xuyên mua mà không mấy quan tâm đến chất lượng hay nguồn gốc xuất xứ của nó.
Tuy nhiên, hiện nay TP Hà Nội đang có những động thái tích cực nhằm giúp cho người dân được tiếp cận với thực phẩm sạch nhiều hơn, có thể kể đến như:
- Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh quanh chợ, đặc biệt những hộ chế biến đồ ăn sẵn cần phải làm thủ tục công bố nguyên liệu thực phẩm trước khi đưa chúng mang ra thị trường tiêu thụ.
- Tại các chợ đầu mối, tổ chức rà soát và lập danh sách thống kê các hộ kinh doanh, phân khu riêng từng nhóm ngành thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra giám sát nguồn gốc hàng hóa thường xuyên, yêu cầu người kinh doanh ký cam kết đảm bảo bán hàng 100% có nguồn gốc xuất xứ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền thực phẩm sạch đến với người dân bằng các hoạt động và hướng dẫn cụ thể. Ví dụ như: tổ chức hội thảo, cuộc thi tìm hiểu về thực phẩm tại các phường, các chi hội thanh niên, phụ nữ...
- Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với từng cơ sở kinh doanh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và phát sóng rộng rãi lên các phương tiện truyền thông đại chúng để cánh cáo cho toàn bộ người dân.
Những công tác này bước đầu tuy còn khó khăn nhưng cần phải kiên quyết thực hiện, tiến đến dẹp bỏ hoàn toàn vấn nạn chợ tạm, chợ có giúp người dân có thói quen mua hàng ở nơi đã được cơ quan chức năng cung cấp đủ hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, như vậy chúng ta mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa nguy cơ mắc phải những bệnh tật nếu ăn phải thực phẩm bẩn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét