Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Bỏ túi bí quyết phát hiện tôm bơm tạp chất cực chuẩn

Tôm bơm tạp chất, cụm từ không còn xa lạ với tình trạng vệ sinh  ATTP như hiện nay. Không những được bày bán nhiều ở các chợ, mà tại các quán ăn, thậm chí nhà hàng sang trọng cũng đang sẵn sàng tiêu thụ những con tôm có mẫu mã đẹp, căng tròn, mập mạp nhưng được bơm tạp chất này.
Việc bơm tạp chất vào tôm không những làm tăng trọng lượng, giúp người bán kiếm lời to và nó còn giúp mẫu mã con tôm trở nên bắt mắt hơn trong mắt người tiêu dùng. Nhưng người ta đâu có quan tâm rằng, một khi đã ăn phải những con tôm này, người dân sẽ mắc các bệnh nguy hiểm về ngộ độc thực phẩm như nôn ói, tiêu chảy, thương hàn... thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của cơ thể.
Chỉ mặt những loại tạp chất được bơm vào tôm
Tinh bột từ rau câu, A-gar thậm chí là cả chất ổn định dùng để kiểm soát độ nhớt như CMC là những tạp chất mà người ta hay sử dụng để bơm vào tôm. Các chất này có thể được nấu chín hoặc hòa với nước sẽ tạo thành dung dịch dạng sệt, có màu trắng đục giống với màu thịt tôm. Sau đó, người ta chỉ việc kim tiêm và bơm trực tiếp vào con tôm tại các bộ phận đầu, thân và đuôi tôm.
Tác hại những loại tạp chất này mang lại
Theo chia sẻ của các chuyên gia về thủy, hải sản, khi tôm, cá có chứa những tạp chất ở dạng lỏng sẽ là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển. Có thể kể đến một số vi khuẩn nguy hiểm như salmonella, cholarae, Shigella, E.coli gây nên các bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lị, thương hàn, thậm chí là nhiễm trùng máu.
Thế nhưng đã có rất nhiều cơ sở kinh doanh từ lớn đến bé, từ chưa có giấy phép đăng kí kinh doanh, bị các cơ quan chức năng phát hiện, thu hồi và phạt hành chính vì sử dụng tạp chất, phụ gia chưa công bố phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc để bơm vào tôm. Điều đó chứng tỏ người dân Việt Nam đang phải đối mặt với việc sử dụng một loại thực phẩm bẩn đang tràn lan khắp thị trường
Bí quyết giúp bạn phát hiện tôm bơm tạp chất cực chuẩn
Tôm sú là loại tôm có nguy cơ bị bơm tạp chất nhiều nhất. Người tiêu dùng không thể phân biệt tôm sạch và tôm bẩn nếu chỉ nhìn vào màu sắc vì hầu như chúng không có sự khác nhau. Cần cầm con tôm và chú ý vào một số dấu hiệu như : Tôm cứng, thẳng đơ, mang tôm cũng rất cứng và căng phồng. Tôm bơm tạp chất bị phù đầu, các đốt trên thân tôm giãn ra, gai vểnh, đuôi xòe to. Thân tôm mập tròn, căng phồng bất thường. Khi nấu chín, tôm bị bơm tạp chất sẽ chảy nhiều nước, thịt teo lại, hầu như mất hết vị tôm đồng thời thịt tôm rất bở.
Bí quyết chọn tôm tươi ngon, không có tạp chất
Tôm tươi ngon là tôm còn sống, còn nguyên các bộ phận như chân, càng, phần đầu và các đốt trên thân liền nhau, không bị giãn. Vậy nên Bí quyết đầu tiên bạn nên áp dụng đó là chọn những con tôm còn sống, nhảy tanh tách trong chậu. Hoặc chọn những loại tôm nhỏ, tôm đồng để tránh nguy cơ bị bơm tạp chất
Với tôm đông lạnh bạn cần cầm tôm lên, sau đó cầm đầu và đuôi tôm rồi kéo thẳng, nếu các khớp nối giữa đầu và thân khít nhau thì đó là tôm mới, còn khi các khớp nối này rộng ra thì đây chắc chắn là tôm đã đông lạnh quá lâu hoặc đã bị bơm tạp chất.

Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể đến siêu thị, hoặc những cửa hàng bán hải sản, thực phẩm sạch, đã được công bố chất lượng để mua những sản phẩm tôm tươi sạch, đảm bảo và an toàn hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét