Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà và những điều cần biết

Với tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm hóa chất tràn lan trên thị trường hay đôi khi trong chính thực phẩm tồn tại độc tố.. . thì con người không thể tránh khỏi nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, mỗi người cần bỏ túi cho mình những kiến thức xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà để bước đầu có thể sơ cứu khi chưa thể đến bênh viện ngay được tránh những rủi ro xấu nhất xảy đến chỉ vì thiếu kiến thức.

Trước tiên, cần hiểu rõ về các dạng của ngộ độc thực phẩm và biểu hiện của nó để từ đó có cách sơ cứu hợp lý. Ngộ độc thực phẩm có hai dạng là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính với những biểu hiện khác nhau. Ngộ độc cấp tính là dạng ngộ độc sẽ phát tác ngay sau khi ăn một loại thực phẩm không an toàn nào đó. Nó sẽ có những biểu hiện bệnh như buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, người mệt mỏi... những biểu hiện này nghe tuy đơn giản nhưng nếu không được sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xấu nhất là tử vong. Dạng thứ hai là ngộ độc mãn tính, nó sẽ không phát bệnh ngay sau khi ăn, không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó để phát hiện. Ở dạng này, các chất độc hại này sẽ tích lũy trong cơ thể, đến một liều lượng nhất định nào đó nó sẽ phát tác độc tính bằng việc gây tổn thương, tàn phá các cơ quan trong cơ thể, nguy hiểm nhất là nó có thể gây ung thư.

Cần làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm ?

Nếu nhận thấy các biểu hiện như chóng mặt, đau bụng, đi ngoài..sau khi vừa ăn một loại thực phẩm nào đó thì bạn nên nghĩ ngay đến tình huống đã bị ngộ độc thực phẩm. Có nhiều biện pháp để bước đầu sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà, nhưng bước đầu tiên cần làm ngay là gây nôn để tống hết số thực phẩm gây độc đó ra khỏi dạ dày. Có nhiều cách gây nôn như móc họng, dùng lông gà ngoáy họng hay uống thật nhiều nước hoặc pha muối với nước ấm rồi uống ngụm  to...Tư thế gây nôn phải để đầu cúi thấp, nghiêng sang môt bên tránh gây nôn ở tư thế nằm ngửa vì rất dễ gây sặc lên mũi, tràn xuống phổi sẽ rất khó sơ cứu. Trong trường hợp ăn thức ăn sau một thời gian khoảng 6h mới bắt đầu có biểu hiện ngộ độc thì lúc này nguy hiểm hơn vì chất độc đã một phần ngấm vào cơ thể, cần có những biện pháp xử lý cụ thể hơn. Trước tiên, có thể cho người bệnh dùng những thực phẩm nhiều tinh bột như nước cháo, bột gạo mì, trứng sữa..để phần làm làm chậm quá trình hấp thu của chất độc vào dạ dày. Đối với những người xác định được là do ngộ độ kim loại như thủy ngân, chì có thể cho dùng ngay trứng, sữa hoặc chất giúp tạo kết tủa Na2(SO4) (Natri sunphat) với một lượng từ 5 – 10g tùy mức độ, sẽ phần nào cản trở được sự hấp thu của những kim loại này. Nếu những người xác định rõ ngộ độc thực phẩm do axit thì cần tìm ngay đến những chất mang tính kiềm để trung hòa bớt lượng axit như Magie oxit (hàm lượng 1%), tuyệt đối không dùng nước muối để trung hòa axit rất dễ gây thủng dạ dày. Còn với những người ngộ độc do kiềm thì nên cho uống những loại dung dịch có độ axit nhẹ như dấm, hay quả có vị chua. Sau khi sơ chế tại nhà, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột, có những biện pháp cứu chữa kịp thời tránh chất độc ngấm quá sâu, sẽ gây hậu quả xấu.


Tác hại của ngộ độc thực phẩm cực kì nguy hiểm, chính vì vậy cần có biện pháp phòng tránh tích cực. Cụ thể, cần ăn chín, uống sôi, hạn chế các món gỏi, sống, đồ ăn đóng hộp, không nên ăn đồ ăn đã để quá lâu, đun đi đun lại nhiều lần. Thực phẩm khi thấy có mùi ôi cần vứt bỏ, đồng thời lựa chọn những thực phẩm rõ ràng nguồn gốc, còn hạn sử dụng..Nhất là nên hạn chế ăn những món ăn vỉa hè, hàng quán không được đảm bảo chất lượng tránh rước họa vào thân, gây hại cho sức khỏe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét