Đó là đề xuất trong dự thảo mới của Bộ Công Thương nhằm siết chặt quản lý an toàn thực phẩm. Theo Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, hành vi sử dụng động vật chết để chế biến thành thực phẩm sẽ bị phạt từ 70 triệu đồng tới 100 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy các ban ngành chính quyền đang dốc sức nỗ lực kiểm soát, quản lý an toàn thực phẩm thông qua các chế tài bổ sung quy định pháp luật liên quan tới an toàn thực phẩm. Trong khi Bộ Y Tế siết chặt thủ tục công bố thực phẩm thì Bộ Công Thương cũng có những dự thảo đề xuất tăng mức phạt nhằm răn đe các cá nhân tổ chức trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Cụ thể, theo dự thảo Nghị định của Bộ Công Thương, có rất nhiều nội dung quy định về vi phạm hành chính liên quan tới an toàn thực phẩm. Gồm có:
- Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu
- Vi phạm quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm với sản phẩm thực phẩm
- Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh, sản xuất thực phẩm
- Vi phạm quy định về thông tin, truyền thông, giáo dục an toàn thực phẩm
- Vi phạm về kiểm nghiệm thực phẩm
- Vi phạm về phân tích nguy cơ, phòng ngừa, khắc phục, ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm
- Vi phạm về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi xử lý thực phẩm không an toàn.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa với một trong các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng/ cá nhân, 200 triệu đồng/ tổ chức trừ một số trường hợp quy định. Trong dự thảo Nghị định cũng nêu rõ, một trong các hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng, đó là:
- Dùng nguyên liệu không thuộc loại nguyên liệu dùng làm thực phẩm để chế biến, sản xuất thực phẩm
- Dùng động vật chết do bệnh dịch, chết không rõ nguyên nhân, động vật mắc bệnh truyền nhiễm, động vật buộc phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền để sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Đối với hành vi dùng nguyên liệu làm phụ gia thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không có thời hạn sử dụng, quá thời hạn sử dụng (trong khi bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng) để sản xuất chế biến thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến mà số tiền phạt không vượt quá 100 triệu đồng thì phạt tiền bằng 100% tới 120% tổng giá trị thực phẩm vi phạm ở thời điểm vi phạm.
- Đối với hành vi sử dụng sản phẩm động vật trên cạn qua kiểm tra vệ sinh thú y nhưng không đtạ yêu cầu để chế biến sản xuất thực phẩm, số tiền phạt không vượt quá 100 triệu đồng thì bị phạt tiền bằng 120% tới 150% tổng giá trị thực phẩm vi phạm ở thời điểm vi phạm.
- Đối với hành vi dùng nguyên liệu không rõ xuất xứ nguồn gốc để sản xuất chế biến thực phẩm thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Ngoài phạt tiền, cơ quan chức năng còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như buộc tiêu hủy tang vật vi phạt, đình chỉ hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm… Hiện Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến của nhân dân với dự thảo Nghị định mới này tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét